Hiện tại là mùa Đông, mùa cây cỏ cũng phải ủ rũ vì tiết trời giá lạnh của nước ta. Hôm nay Pest Kill 247 xin chia sẻ với bạn đọc về Top 10 loài rắn độc nhất Việt Nam.
Chúng tôi là đơn vị cung cấp dịch vụ bắt rắn tại nhà chuyên nghiệp, ngăn ngừa rắn cho các hộ gia đình, xí nghiệp, công ty, nhà máy, các khu dân cư,… Pest Kill 247 sở hữu đội bắt rắn khẩn cấp tại nhà luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng 24/24 tất cả các ngày lễ – tết.
Nguyên nhân chúng tôi chia sẻ với mọi người bài viết này vào mùa đông. Vì sắp tới là mùa xuân tươi đẹp, là mùa cây cối tốt tươi, khí hậu ấm áp. Cũng là mùa các loài rắn độc ra khỏi hang sau thời gian dài ngủ đông.
Rắn là động vật máu lạnh, chính vì vậy chúng chỉ có thể dựa vào nhiệt độ môi trường để giữ ấm. Theo khí hậu mỗi vùng miền, khi nhiệt độ dưới 7 độ C, các loài động vật máu lạnh gần như không thể hoạt động, chính vì vậy mùa đông cũng là mùa các loài rắn độc ngủ đông tránh rét.
Tuy nhiên, lúc khí hậu ấm áp, rắn cũng như các loài máu lạnh khác sẽ hoạt động trở lại. Khi đó chúng sẽ tăng cường hoạt động nhằm bù lại lượng mỡ đã tiêu hao trong quá trình tránh rét suốt hơn 5 tháng trong hang. Việt nam là đất nước có độ đa dạng sinh học cao. Điều đó cũng minh chứng cho việc, đất nước chúng ta có nhiều loài rắn. Từ trên núi xuống dưới sông, ở đồng bằng ra biển cả, ở đâu cũng có rắn.
Mỗi năm, nước ta có hàng chục vụ tử vong do các loài rắn độc cắn không kịp cứu chữa. Do điều kiện sinh sống tự nhiên bị thu hẹp mà hiện nay rắn đã có môi trường sống gần với con người hơn. Qua đó khó có thể tránh được sự chạm chán giữ 2 loài với nhau.
Top 10 loài rắn độc nhất tại Việt Nam cần biết.
Vi các lý do trên, dựa trên kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực kiểm soát sinh vật hại, và cung cấp dịch vụ bắt rắn chuyên nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi hiểu được thuộc tính của các loài rắn, mức độ nguy hại với con người. Hôm nay chia sẻ với các bạn, qua đó giúp nâng cao ý thức về các loài rắn có độc cần phải tránh để hạn chế rủi ro cho bản thân và mọi người xung quanh.
Rắn hổ mang
Theo Wikipedia, Rắn hổ mang là tên gọi chung của nhiều rắn độc thuộc họ Rắn hổ, hầu hết trong số đó thuộc chi Naja.
Tất cả các loài rắn hổ mang đều có nọc độc, có khả năng nâng phần đầu cơ thể lên và bành phần cổ ra tạo thành hình dạng mang phồng khi bị đe dọa. Hai loại rắn không có nọc độc, rắn mũi lợn và rắn hoa cỏ sọc, cũng dựng đứng lên và phồng mang nhưng không được xem là “rắn hổ mang”.
Tương tự như vậy, một số loài rắn có nọc độc, chẳng hạn như rắn mamba đen, cũng có khả năng bành phần da cổ ra nhưng không được gọi là “rắn hổ mang”.
Các loài rắn hổ ở Việt Nam phổ biến như :
Rắn hổ mang đất
Rắn hổ mang đất hay còn gọi là rắn bành đen, rắn hổ mun, rắn hổ sáp, rắn phì đen, rắn hổ mang mắt đơn, rắn ba khoang… Khi bành mang ra, ở phía sau cổ của loài rắn này có màu đen đặc trưng và một vòng tròn trắng.
Phạm vi sống của loài rắn này là trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, cả đồng bằng, trung du và miền núi. Rắn hổ mang đất con mới nở ra chỉ dài 200 – 350mm và đã có khả năng bành cổ hung dữ. Con trưởng thành dài từ 1,3 đến 2m, có thể sống thọ tới 30 năm.
Nọc độc của rắn hổ mang đất rất nguy hiểm, chứa độc tố gây hại trực tiếp tới hệ thần kinh.
Rắn hổ mang bành
Hổ mang bành hay còn gọi là bành hoa, bành trắng, phì trắng, hổ mang Trung Quốc, hổ mang Đài Loan, hổ mang hoa,… Loài rắn này có màu đen hoặc nâu, có một vòng tròn trắng ở giữa nhưng có thêm 2 vạch tràn sang hai bên mang như 2 gọng kính.
Hổ mang bành dài trung bình khoảng 1m trở lên, phân bố rộng rãi ở đồng bằng, trung du, miền núi.
Loài rắn này cũng có khả năng phun nọc. Nọc độc của nó cực nguy hiểm, có chứa độc tố tác động lên hệ thần kinh của con người.
Rắn hổ mèo
Hổ mèo còn được gọi là rắn hổ mang phun nọc, rắn hổ chuối, rắn hổ mang Xiêm, rắn hổ mang phun nọc Đông Dương… Loài rắn độc tại Việt Nam này có màu nâu xám hoặc vàng xanh nhạt. Một đặc điểm khác biệt của chúng là bành mang về phía trước thay vì sang hai bên như các loài rắn hổ mang khác.
Rắn hổ mèo thường sinh sống ở phía Nam Việt Nam. Khi gặp kẻ thù hoặc khi cảm thấy bị đe dọa, loài rắn này vô cùng hung dữ và thường phát ra tiếng kêu đe dọa. Loài rắn này cũng có khả năng phun nọc rất xa và chính xác. Chất độc trong nọc độc của chúng tác động lên toàn bộ cơ thể.
Rắn hổ mang chúa
Rắn hổ mang chúa cũng có tên gọi là hổ mang và có khả năng bành mang nhưng chúng thuộc chi Ophiophagus chứ không phải thuộc chi hổ mang thực sự (danh pháp khoa học: Naja).
Rắn hổ mang chúa hay rắn hổ mây, là loài rắn cực kỳ nguy hiểm, được xem là vua của các loài rắn. Rắn hổ mang chúa có chiều dài trung bình từ 3,18 – 4 mét và có thể dài gần 6m, đây là loài rắn độc có thân dài nhất thế giới.
Dấu hiệu nhận biết rắn hổ mang chúa chính là vạch chữ V ở phía sau cổ. Rắn hổ mang chúa sinh sống ở khắp Việt Nam. Nọc của rắn hổ mang chúa cực độc, có thể giết chết người trưởng thành chỉ sau 30 phút.
Rắn cạp nong
Rắn cạp nong hay còn gọi rắn đen vàng, rắn ăn tàn, tu cáp đổng (dân tộc Tày), ngù tắm tàn (dân tộc Thái) là một loài rắn cạp nia sinh sống ở Ấn Độ, Bangladesh, Nam Trung Quốc và Đông Nam Á. Nó là loài dài nhất trong chi Cạp nia.
Rắn cạp nong sinh sống ở nhiều loại môi trường sống, từ núi đất, rừng thưa, trảng cỏ, ven khe suối, nương rẫy. Chúng sinh sống trong gò mối và hang của động vật gặm nhấm, trong hốc cây, hẻm đá.
Rắn cạp nong sống đơn lẻ, ban ngày chúng cuộn mình trong các hang, đám cỏ, và thường rất chậm chạp. Chúng thường được thấy khi trời mưa. Ban đêm rắn hoạt động và đi kiếm ăn ở bờ ruộng gần rừng, ven khe suối, vũng nước. Cạp nong không săn đuổi mồi mà chúng thường nằm chờ cho con mồi đi qua. Chúng bơi giỏi và thường bò theo ánh lửa.
Thức ăn chủ yếu của rắn cạp nong là con rắn khác, nhưng đôi khi chúng cũng ăn cá, ếch, trứng rắn. Rắn cạp nong cái đẻ và canh giữ trứng trong khoảng tháng 4 đến tháng 5 hàng năm.
Rắn chàm quạp
Rắn Chàm quạp (hay còn gọi rắn lục Mã lai, rắn lục nưa,…) có tên khoa học là Calloselasma rhodostoma (tiếng Anh là Malayan pit viper), thuộc phân họ rắn có hố má Crotalinae, họ rắn Lục (Viperidae family). Rắn có màu nâu hay đỏ nâu dài khoảng 0,2 – 1 m, nặng 100 – 2000g, đầu hình tam giác, dọc theo sống lưng có nhiều hình tam giác màu nâu đối xứng giống cánh bướm. Màu sắc của rắn mới thoạt nhìn giống loài trăn hoa nên người dân dễ nhầm lẫn dẫn đến tai nạn. Rắn thường nằm cuộn tròn trong lá cây khô nên rất khó phát hiện. Sau khi cắn, rắn thường nằm yên tại chỗ, không di chuyển nên được nhận diện dễ dàng.
Đây là loại rắn độc rất nguy hiểm thường gây tai nạn ở các nước vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á (Thái Lan, Mi An Ma, Lào, Cam pu Chia, Việt Nam, Malaysia, Indonesia). Rắn Chàm quạp chiếm tỉ lệ 19,4% các trường hợp rắn độc cắn nhập bệnh viện Chợ Rẫy, gây tử vong cao và thường gặp ở vùng trồng nhiều cây cao su và cây điều thuộc các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, núi Cấm (An Giang) và khu vực núi đá vôi Nam bộ như Kiên Lương, Hà Tiên thuộc tỉnh Kiên Giang. Tai nạn do rắn chàm quạp cắn thường xảy ra nhiều vào mùa mưa và bệnh nhân trong độ tuổi lao động.
Rắn lục đuôi đỏ
Rắn lục đuôi đỏ thuộc họ Rắn lục, bộ có vảy.
Đây là loài cực độc trong số các loại rắn lục, mình xanh và đuôi có màu nâu đỏ, chiều dài tối đa khoảng 60 cm với cân nặng khoảng 300gram. Tổng chiều dài con đực 600 mm, con cái dài 810 mm; chiều dài đuôi con đực 120 mm, con cái 130 mm. Trong trường hợp hi hữu, có những con sống lâu nặng gần 500 gr.
Đây cũng là loài đặc biệt vì trong họ hàng nhà rắn lục chỉ có rắn lục đuôi đỏ là loại đẻ con, chúng không giống một số loài rắn khác ấp trứng mà sau khi trứng được thụ tinh thì ở lại ngay trong bụng rắn mẹ và quây thành bào thai riêng biệt như của loài thú, trong thời gian ấp trứng rắn mẹ vẫn sinh hoạt bình thường, nhưng lúc sinh con ra là lúc phần bụng chỗ hậu môn sẽ rách ra và toàn bộ số rắn con sẽ chui ra, lúc đó cũng là lúc kết thúc cuộc đời rắn mẹ. Lúc rắn mẹ mang thai thì do cấu tạo đặc biệt nọc độc của nó tập trung nhiều nhất và hung dữ nhất.
Rắn cạp nia
Rắn cạp nia hay rắn hổ khoang, rắn vòng bạc là một loài rắn cạp nia thuộc họ Rắn hổ. Loài này được mô tả năm 1758 bởi Linnaeus. Loài này phân bố ở Campuchia, Indonesia, Malaysia (Malaya), Singapore, Thái Lan, Việt Nam.
Nọc rắn cạp nia nam gây tử vong tới 50% ngay cả khi điều trị bằng huyết thanh chống nọc độc; còn khi không điều trị bằng huyết thanh thì tỷ lệ tử vong là 70% đối với người.
Rắn cạp nia phân bố khắp Việt Nam, có thuộc tính rất hay bò vào nhà. Hay tấn công người. Người bị cắn thường không biết vì vết cắn của rắn cạp nia rất nhỏ.
Thời gian phát tác độc tố thường trong vòng vài giờ sau khi bị cắn. Người bị rắn cạp nia cắn thường bị liệt toàn thân, bắt đầu từ phần trên cơ thể như đầu, mặt.
Khi độc tố lan tới hệ hô hấp gây suy hô hấp gây tử vong. Đặc biệt ở người bị rắn cạp nia cắn là, tuy người bệnh như bị hôn mê sâu do không có phản ứng các chi và mắt, tuy vậy người bệnh vẫn tỉnh táo nhưng do hệ thần kinh ngoại biên bị tê liệt nên không thể phản ứng dù vẫn tỉnh táo.
Thông tin công ty cung cấp dịch vụ Bắt rắn chuyên nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh |
Tên công ty : Công TyTNHH Thương Mại – Dịch Vụ – Kỹ Thuật Hoàng Trang Việt Nam |
Mã số thuế : 0316463011 |
Địa chỉ : 128 Nguyễn Duy Trinh, phường Bình Trưng Tây, thành phố Thủ Đức |
Chăm sóc khách hàng : 0902972860 |
Hotline : 0902972860 |
Email : Pestkill247@gmail.com – hoangtrangvietnam.co@gmail.com |
Website : pestkill247.com – hoangtrangvietnam.com |
Tên: Nguyễn Thanh Hòa
Vị trí: Chuyên gia Kiểm soát sinh vật hại
Kinh nghiệm: Hơn 10 năm trong ngành kiểm soát sinh vật hại và diệt côn trùng của công ty PESTKILL247
Giới thiệu: Trong vai trò là một chuyên gia kiểm soát sinh vật hại nhiều năm kinh nghiệm, tận tâm và có kinh nghiệm, tôi đã làm việc tại PESTKILL247 trong suốt hơn một thập kỷ. Được công ty, các viện, khoa, sở ngành chuyên môn đào tạo chuyên sâu về các phương pháp kiểm soát sinh vật hại và côn trùng hiệu quả và an toàn. Chắc chắn rằng bằng kinh nghiệm vốn có, tôi sẽ đem lại giải pháp tối ưu cho các khách hàng của công ty. Sự hiểu biết sâu rộng về hành vi và sinh học của các loại sinh vật gây hại và côn trùng giúp tôi đưa ra các phương pháp kiểm soát chính xác và hiệu quả.