Rắn hổ mang là tên gọi chung của nhiều rắn độc thuộc họ Rắn hổ, hầu hết trong số đó thuộc chi Naja. Rắn hổ mang bành là tên gọi riêng của người dân tại nhiều địa phương của Việt Nam dùng để chỉ nhóm rắn hổ mang. Điểm chung là có thể ngóc cao cổ và bành rộng phần da cổ gọi là bành mang khi bị đe dọa. Trong bài viết này, Cùng dịch vụ bắt rắn chuyên nghiệp Pest Kill 247 tìm hiểu về các loài rắn hổ mang tại Việt Nam, cùng xem Rắn hổ mang bành có độc không nhé!
Rắn hổ mang bành là con gì ?
Rắn hổ mang bành là tên gọi chung để chỉ nhiều loại rắn độc họ rắn hổ, phần lớn đều nằm trong họ Naja. Khi bị đe dọa hoặc tự vệ, rắn hổ mang bành sẽ ngóc cao đầu lên, mở rộng phần da ở cổ để đe dọa, cảnh báo. Loài này thường có kích thước từ trung bình đến lớn, được tìm thấy nhiều tại Việt Nam.
Rắn hổ mang, nhiều địa phương gọi chúng bằng tên rắn hổ mang bành, hổ mang bành, hoặc hổ bành nhằm để chỉ chung các con rắn họ hổ, có khả năng ngóc cao đầu và bành mang rộng nhằm đe dọa hoặc cảnh báo các mối đe dọa đến với bản thân chúng.
Việt Nam ta là một trong những quốc gia có hệ sinh thái rất đa dạng, có số lượng động thực vật rất lớn, trong đó, sự đa dạng các loài bò sát, lưỡng cư không thể không kể đến. Là đất nước nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới nên thiên nhiên Việt Nam cực kỳ đa dạng, trù phú. Thời tiết và địa hình tạo môi trường sinh sống hoàn hảo cho các loài rắn hổ mang.
Thức ăn của chúng chủ yếu là các loài động vật nhỏ như : ếch, nhái, chuột, chim, đôi khi chúng sẽ bắt cả những con mồi lớn hơn như gà, chó, mèo nhỏ, hoặc có thể nuốt trọn vẹn vài quả trứng gà một lúc. Loài Rắn hổ mang này đặc biệt rất thích ăn cóc.
Vì sao rắn hổ bành mang
Khi gặp nguy hiểm, rắn hổ mang sẽ bành mang để đe dọa hoặc tự vệ. Hành động bành mang khiến cho bản thân rắn trở nên cao lớn hơn sẽ khiến đối thủ sợ hãi
Rắn hổ mang có thể bành rộng cổ mình ra được là do rắn có xương sườn kéo dài tại vị trí cổ, giúp rắn mở rộng da ra bên ngoài cổ, tạo thành hình như mui xe phía trước cơ thể. Khi gặp nguy hiểm hoặc bị kích động, rắn hổ mang sẽ cố gắng khiến mình nhìn to lớn hơn bằng cách ngóc cao đầu và bành rộng phần cổ ra. Bằng cách này, rắn có thể khiến đổi thủ sợ hãi và bỏ đi trước khi chúng phải tấn công để bảo vệ bản thân.
Rắn hổ mang bành có độc không ?
Rắn hổ mang bành là loài có nọc độc rất mạnh và nguy hiểm. Nọc độc của chúng sẽ tác động nhanh và mạnh mẽ lên hệ thần kinh nếu chẳng may bị cắn. Khi gặp rắn hổ mang bành, hãy tránh xa chúng để không bị tấn công.
Rắn hổ mang bành là loài rắn có độc sinh sống rất phổ biến tại nước ta. Độc tố của chúng thuộc loại độc tố thần kinh, khi bị bị trúng độc, có thể khiến người bị tấn công nhanh tử vong nếu không kịp thời cứu chữa đúng cách. Một phát cắn của chúng nếu không được chữa trị kịp thời có thể nhanh chóng dẫn tới tử vong.
Điểm đặc biệt nguy hiểm ở các loài hổ mang là chúng đều có khả năng phun nọc độc xa. Đôi khi chúng sẽ phun tia độc nhắm vào mắt đối thủ, trong đó có rắn hổ mèo phun nọc độc rất xa chính xác.
Chúng là loài bò sát nên rất ưa thích môi trường ấm áp và gần con người. Thông thường loài rắn này hay trú ngụ trong các hang, hốc mối, nhà hoang. Đôi khi được tìm thấy trong một số nhà ở, hoặc các chuồng trại gia cầm. Loài này rất ít leo cây, nhưng đôi khi chúng sẽ bò lên các mái nhà lợp bằng lá cây để trú ẩn.
Ngay từ khi nở ra từ trứng, loài rắn này đã được trang bị nọc độc chết người, vì vậy nên tránh xa kể cả con non.
Việt Nam có bao nhiêu loài hổ mang
Tại Việt Nam, có thể tìm thấy đến 10 loài rắn hổ mang, nhưng chủ yếu và phổ biến thì có 4 loại. Pest Kill 247 sẽ liệt kê các loài rắn hổ mang chính được tìm thấy nhiều ở nước ta dưới đây
Rắn hổ mang phun nọc Đông Dương
Rắn hổ mang phun nọc Đông Dương là tên gọi khác của rắn hổ mèo có danh pháp 2 phần là Naja siamensis. Đây là loài rắn được tìm thấy nhiều ở vùng núi và trung du của nước ta, chúng có kích thước từ nhỏ đến trung bình, khoảng từ 60cm đến 1,2m. Cơ thể màu xám vàng hoặc nâu. Điểm đặc biệt nguy hiểm của rắn hổ mèo là chúng có khả năng phun nọc độc xa và chính xác. Nọc độc của loài này rất nguy hiểm khi vừa tác động lên hệ thống thần kinh, vừa tác động lên hệ thống cơ của người bị tấn công.
Rắn hổ mang Trung Quốc
Rắn hổ mang Trung Quốc hay còn gọi là rắn hổ mang 1 mắt kính, danh pháp 2 phần là Naja Atra. Đây là loài rắn có kích thước trung bình từ 1,2m đến 1,5m được tìm thấy nhiều ở Đài Loan, Trung Quốc và Việt Nam. Nọc độc của chúng rất mạnh và nguy hiểm.
Nhưng đây là loài được săn bắt để làm thức ăn nên ngoài tự nhiên chúng còn khá ít. Vì vậy nhiều địa phương nuôi loài này để bán, đôi khi chúng bị thoát ra và gây nguy hiểm cho con người trong khu vực.
Rắn hổ mang chì
Rắn hổ mang chì là một loài rắn độc thuộc họ Rắn hổ mang. Có kích thước trung bình từ 1,2 đến 1,5 mét, nhưng cá biệt có thể đạt đến 2 mét. Đây là một trong những loài rắn lớn trong họ Rắn hổ mang.
Chúng có màu sắc chủ yếu là màu xám hoặc màu xám nhạt. Trên lưng và hai bên thân, chúng có hoa văn màu đen, hình thù không đều và có đường viền rõ nét. Có thể có biến thể với hoa văn màu nâu. Đầu của rắn hổ mang chì có hình thù hơi vuông, với mõm nhọn và miệng rộng. Chúng có đôi mắt nhỏ và có hình học bố trí đặc trưng. Hàm và răng: Rắn hổ mang chì có hàm trên kéo dài và chứa những chiếc răng độc học dạng kim, sắc nhọn và cố định. Những răng này nằm ở phía trước miệng và dùng để tiêm chất độc vào nạn nhân.
Rắn hổ mang chì là một loài rắn độc và có tính hung dữ. Chúng thường tự tin và không sợ con người. Khi bị kích thích hoặc cảm thấy đe dọa, chúng có thể tấn công và cắn, gây nguy hiểm đối với con người.
Rắn hổ mang Ấn Độ – Hổ mang chúa
Rắn hổ mang Ấn Độ có tên khoa học là Naja Naja – một trong những loài có nọc độc nhất thế giới. Chúng còn được gọi với nhiều tên khác như rắn hổ mang Châu Á hay rắn hổ mang Binocellate.
Loài rắn này được tìm thấy nhiều ở tiểu lục Ấn Độ và là một thành viên trong nhóm “tứ đại nọc độc” của đất nước này. Rắn hổ mang chúa Ấn Độ rất được tôn kính trong thần thoại và văn hóa của người dân nơi đây.
Nọc độc của loài rắn này chủ yếu chứa chất độc thần kinh sau synap và cardiotoxin. Các loại enzym như hyaluronidase gây ra ly giải và làm tăng sự lan rộng của nọc độc trong cơ thể.
Đây là loài rắn rất độc và nguy hiểm, vì vậy nên tránh xa ngay khi phát hiện.
Ngoài ra còn có các loài hổ mang khác như : Hổ mang Nam Phi, Hổ Mang Phillipine, nhưng các loài này rất ít khi xuất hiện hoặc tìm thấy tại nước ta. Các bạn có thể tìm hiểu thêm bài viết các loài rắn độc nhất Việt Nam của Pest Kill 247..
Khi cần trợ giúp, hãy xem cách đuổi rắn ra khỏi nhà hiệu quả nhất hoặc liên hệ với dịch vụ bắt rắn khẩn cấp Pest Kill 247 để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.
Tên: Nguyễn Thanh Hòa
Vị trí: Chuyên gia Kiểm soát sinh vật hại
Kinh nghiệm: Hơn 10 năm trong ngành kiểm soát sinh vật hại và diệt côn trùng của công ty PESTKILL247
Giới thiệu: Trong vai trò là một chuyên gia kiểm soát sinh vật hại nhiều năm kinh nghiệm, tận tâm và có kinh nghiệm, tôi đã làm việc tại PESTKILL247 trong suốt hơn một thập kỷ. Được công ty, các viện, khoa, sở ngành chuyên môn đào tạo chuyên sâu về các phương pháp kiểm soát sinh vật hại và côn trùng hiệu quả và an toàn. Chắc chắn rằng bằng kinh nghiệm vốn có, tôi sẽ đem lại giải pháp tối ưu cho các khách hàng của công ty. Sự hiểu biết sâu rộng về hành vi và sinh học của các loại sinh vật gây hại và côn trùng giúp tôi đưa ra các phương pháp kiểm soát chính xác và hiệu quả.