Rất nhiều người cho rằng rắn nước thì không có độc, hoặc nọc độc không gây chết người. Quan niệm này có phần rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bị rắn nước có độc cắn. Vì thế, cần tìm hiểu kỹ về các loài rắn và bạn sẽ thấy một số loài có độc nằm trong họ rắn nước. Trong bài viết này, Pest Kill 247 sẽ giúp bạn tìm hiểu về một số loài rắn nước, bao gồm cả những loài có độc và không có độc.
Rắn nước là rắn gì ?
Rắn nước là một nhóm đa dạng các loài rắn sống chủ yếu trong môi trường nước. Chúng có sự thích nghi đáng kinh ngạc với môi trường sống dưới nước và thể hiện một loạt các đặc điểm thú vị. Trong đó có nhiều loài sống dưới nước có nọc độc nguy hiểm, nếu vô tình bị cắn, hãy liên hệ trung tâm y tế gần nhất để được hỗ trợ.
Rắn nước là một nhóm động vật rất đa dạng và thú vị. Chúng đã phát triển nhiều đặc điểm thích nghi để có thể sống và săn mồi trong môi trường nước. Chúng có các đặc điểm thú vị như đa dạng về kích thước, màu sắc, có sự thích nghi đặc biệt với môi trường nước, khả năng hô hấp qua da, phân bố khắp nơi trên thế giới và có độc tố nguy hiểm. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu chi tiết về loài rắn nước nhé !
Hình dạng và kích thước: Rắn nước là loài có hình dạng và kích thước đa dạng từ kích thước cơ thể có thể nhỏ như chiếc đũa cho tới lớn như cổ tay người lớn. Hình dạng cơ thể cũng thay đổi từ thon dài, ngắn, bầu bĩnh, tùy thuộc vào loài và môi trường sống của chúng.
Thích nghi với môi trường sống là nước: Đúng với tên, chúng thường có thân hình thon thả và dài. Tiến hóa giúp chúng có thể di chuyển dưới nước một cách dễ dàng bằng một lớp màng mỏng và dẹp. Một số loài có vảy bản lớn giúp chúng dễ dàng bám vào các cây thủy sinh.
Khả năng thở qua da: Thời gian sống dưới nước nhiều giúp rắn nước tiến hóa đến khả năng có thể hô hấp dưới nước hoàn toàn qua lớp da mỏng của chúng thông qua hệ thống mao mạch mỏng nhưng dày đặc trải khắp lớp da.
Có thể ăn đa dạng thức ăn: Thức ăn của chúng là các loài cá, tôm, cua, và cách sinh vật nhỏ trong nước. Có một số loài còn ăn cả các loài rắn khác. Thói quen săn mồi phụ thuộc vào từng loài về khả năng tìm kiếm con mồi hay rình mồi.
Được tìm thấy khắp nơi trên thế giới: Rắn nước được tìm thấy trên khắp thế giới, từ các vùng nhiệt đới ấm áp đến các vùng cận cực lạnh. Mỗi vùng địa lý có các loài rắn nước riêng biệt và có các thích nghi đặc trưng.
Có độc nguy hiểm: Một số loài rắn nước có độc tố mạnh và có thể gây nguy hiểm cho con người nếu bị cắn. Vì thế nhận biết rắn nước có độc và đối phó tình huống trong trường hợp bị chúng cắn là rất cần thiết.
Rắn nước có độc không?
Rắn nước là một trong những loài động vật thú vị nhất trong thế giới tự nhiên, với khả năng sống và săn mồi trong môi trường nước. Tuy nhiên, điều mà nhiều người không biết là có một phần của loài rắn nước có độc, đặc biệt là trong môi trường sống dưới nước.
Chúng ta sẽ khám phá sự đa dạng đáng kinh ngạc của rắn nước có độc, cùng với các khía cạnh nguy hiểm mà chúng mang lại khi tiếp xúc với con người. Chúng ta sẽ tìm hiểu về các loài rắn nước có độc sinh sống và thường gặp tại Việt Nam, cách nhận biết chúng và biện pháp đối phó khi gặp phải tình huống tiềm ẩn nguy hiểm này. Hãy cùng khám phá vẻ đa dạng và sự nguy hiểm bất ngờ của rắn nước có độc trong cuộc hành trình này.
Các loài rắn nước có độc
Các loài rắn nước có độc phổ biến nhất ở nước ta có 2 loài là Rắn hoa cỏ và Rắn rào khoang vàng. Cả hai loài này có đặc điểm chung đều có răng nanh chứa độc tố nằm phía sau ( răng nanh sau). Loài rắn hoa cỏ có nọc độc rất nguy hiểm và hiện nay chưa có huyết thanh kháng nọc độc của chúng.
Cần hiểu rõ là rắn nước có độc khác hoàn toàn với rắn xuống nước có độc. Rắn nước là loài sinh sống chủ yếu hoặc không thể thể thiếu môi trường nước để tồn tại. Còn rắn xuống nước là các loài rắn cạn tìm kiếm thức ăn hoặc đi lạc xuống nước. Có thể kể tên các loài rắn cạn thường xuyên xuống nước như : rắn hổ mang ( gồm cả 4 loại), rắn cạp nong, cạp nia, các loài lục cườm, lục núi cũng thường xuyên được tìm thấy gần các ruộng hoặc ao hồ.
Pest Kill 247 chỉ liệt kê cụ thể loài rắn nước có độc, các bạn có thể xem bài viết Các loài rắn độc nhất của Pest Kill 247. Dưới đây là mô tả về 2 loài rắn nước có độc ở nước ta:
Rắn hoa cỏ cổ đỏ
Trong các loại rắn sống dưới nước có độc ở Việt Nam rất phổ biến và nguy hiểm phải kể đến rắn hoa cỏ cổ đỏ, các tên khác là rắn nước cổ đổ hay rắn học trò, một số nơi còn gọi là rắn hổ lửa, có danh pháp 2 phần là Rhabdophis subminiatus.
Rắn hoa cỏ là rắn nước có nọc độc rất mạnh và nguy hiểm, đây là loài rắn từ không có độc đang tiến hóa thành loài có độc, răng nanh của chúng không nằm ở cửa như các loài rắn độc khác mà nằm phía trong hàm. Nếu cầm cổ của nó có thể sẽ bị răng nanh xuyên vào da tay và trúng độc. Nọc độc của loài hoa cỏ là nọc độc tự tổng hợp, chúng sẽ tổng hợp nọc độc qua thức ăn của chúng như có, nhái, rết có độc. Vì thế rắn hoa cỏ càng già thì càng nguy hiểm và hiện nay chưa có huyết thanh kháng nọc độc rắn hoa cỏ.
Về hình thể, có kích thước trung bình của loài này trong khoảng 78cm đến 95cm. Lưng phần đầu có màu xanh cỏ, vảy môi trên có màu hơi nhạt, bộ phận rãnh vảy có màu đen; mặt bụng phần đầu có màu trắng đục. Mình và mặt lưng đuôi có màu xanh cỏ, vùng cổ và da thịt giữa các mảng vảy của đoạn thân trước có màu đỏ; mình và mặt bụng đuôi có màu trắng vàng. Vùng đầu – cổ phân chia rõ ràng, hai dãy mảng vảy ở cổ và chính giữa lưng đoạn thân trước sắp đặt song song, một số cá biệt không có rãnh cổ; mắt khá to, con ngươi có hình tròn. Răng hàm trên có 23-25 cái, và 2 cái răng sau cùng đột nhiên to thêm, có một lỗ giữa xen giữa hàng răng phía trên với nó.
Trong họ rắn Hoa cỏ ngoài rắn hoa cỏ cổ đỏ có độc, còn có rắn hoa cỏ bụng trắng cũng có độc tố. Chúng có danh pháp hai phần là Rhabdophis auriculata. Có kích thước cơ thể trung bình từ 50cm đến 60cm. Loài Rắn hoa cỏ xanh cũng có độc nhưng được tìm thấy rất ít ở các địa phương nước ta.
Rắn rào khoang vàng
Rắn rào khoang vàng hay còn gọi là rắn rào cây, danh pháp khoa học Boiga dendrophila là một loài rắn trong họ Rắn nước. Loài này có nhiều ở Việt Nam. Chúng dài từ 1,5 – 1,8 mét. Đặc điểm là thân màu đen tuyền với các sọc ngang vàng trải dài khắp cơ thể. Đôi khi rắn rào khoang vàng bị nhiều người nhầm lẫn là Rắn cạp nong.
Phần dưới bụng rắn rào cây có màu đen tuyền, hơi lốm đốm vàng. Mõm có màu vàng được điểm thêm một vài sọc đen gần giống ria mèo, và đây cũng là loài có răng nanh trong.
Thức ăn của Rắn rào khoang vàng là các loài động vật nhỏ như : cóc, nhái, ếch, hoặc các loài rắn nhỏ khác.
Đây là loài có nọc độc, nhưng chỉ gây sưng tấy hoặc đau nhức. Trong một số trường hợp đặc biệt có thể gây sốc phản vệ gây nguy hiểm đến tính mạng người bị cắn.
Rắn rào cây còn được tìm kiếm, săn bắt với mục đích nuôi làm cảnh. Đây là loài có số lượng đang bị đe dọa và dần biến mất ở một vài địa phương từng có sự tồn tại của chúng.
Dịch vụ bắt rắn chuyên nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh – Đội bắt rắn khẩn cấp hiệu quả cao.
Các loài rắn nước không có độc thường gặp
Rắn bông súng
Rắn bông súng thuộc họ rắn bồng chì, có kích thước và hình thái gần giống nhau.
Danh pháp khoa học: Enhydris enhydris, đây là loài rắn có độc nhưng không đáng kể, gần như không gây ngộ độc khi bị cắn. Loài rắn có chiều dài trung bình từ 0,7-0,8 mét. Thân hình trụ có vảy trơn láng. Đầu màu nâu với những cặp đường kẻ màu nhạt hướng về phía mõm. Bụng màu trắng hoặc vàng với một đường nằm ở chính giữa sậm màu hoặc một dãy chấm tròn. Gọi là rắn bông súng do chúng thường di chuyển trên lá súng. Loài rắn này đẻ con.
Rắn bồng chì
Danh pháp khoa học: Hypsiscopus plumbea. Loài này ít độc hay có độc nhẹ. Loài rắn sống dưới nước này có ở Việt Nam. Rắn bồng chì có chiều dài cơ thể khoảng 56 – 60cm.
Thân hình trụ vảy trơn láng có màu ôliu xám nhạt hay xám lam về phía trên, bụng màu vàng chạy dọc đến đuôi.
Rắn bù lịch, rắn ri cá (Rắn nước hoa)
Danh pháp khoa học: Enhydris jagori. Là loài rắn không độc hay ít độc chiều dài cơ thể khoảng 50 – 70cm.
Mặt lưng màu ô liu, với các đốm màu đen nhạt luôn được sắp xếp theo cặp trên đường sống lưng và các đốm có cạnh ở bên hông.
Phần bụng và phía ngoài bụng có ba hoặc bốn hàng vảy màu vàng, hồng, hoặc trắng nhạt; mép ngoài của phần bụng và các hàng vảy tiếp giáp có viền màu xám và có 3 vệt màu đỏ chạy dọc thân tới tận mút đuôi.
Rắn Lải
Rắn lải hay còn gọi là rắn hổ trâu, rắn ráo trâu, là loài không độc, vết cắn của loài này không gây chết người mà chỉ bị nhiễm trùng nhẹ. Tuy nhiên màu da, hình dạng của các loài rắn này rất đa dạng nên cũng rất khó phân biệt.
Đặc điểm chung của các loại rắn lải này là mắt rất lớn. Vảy xếp đều thành hình dấu X từ đầu tới đuôi. Hình dạng thuôn dài từ đầu đến đuôi giống con lãi nên thường gọi là rắn lãi. Chiều dài thân từ 1,5 – 2 m, riêng loài rắn Hổ trâu có con dài đến 3m. Loài này có nhiều màu khác nhau nên căn cứ vào màu sắc trên lưng và phần bụng chia thành các loại sau:
Rắn lải bụng vàng
Đây là loài phổ biến nhất trong chi rắn này. Đặc điểm nhận biết là trên lưng màu nâu, hoặc xám đen, vảy xếp đều nhìn rõ chữ X màu đen. Bụng màu vàng nghệ hoặc vàng nhạt. Loài này không có độc.
Rắn lải đen
Đặc điểm nhận biết vẫn là đôi mắt to, thân thuôn dài như con lãi. Trên lưng màu đen tím ánh màu xanh ngọc không nhìn rõ vẫy, bụng màu trắng đục. Đây là loài không có độc.
Rắn nước lải xanh
Loài này rất dễ nhận biết với lưng màu lá chuối đậm, nhìn thấy rõ vãy xếp chữ X màu đen, từ 1/ 2 thân đến hết đuôi mỗi bên có 2 đường đen chạy dọc theo cơ thể. Đây là loài không có độc.
Hy vọng, với bài viết này của Pest Kill 247, chúng tôi có thể cung cấp thêm cho bạn đọc kiến thức hữu ích để nhận dạng và phân biệt thêm các loài rắn. Qua đó giúp nâng cao kiến thức về loài rắn và các nguy hiểm mà chúng có thể mang lại.
Tên: Nguyễn Thanh Hòa
Vị trí: Chuyên gia Kiểm soát sinh vật hại
Kinh nghiệm: Hơn 10 năm trong ngành kiểm soát sinh vật hại và diệt côn trùng của công ty PESTKILL247
Giới thiệu: Trong vai trò là một chuyên gia kiểm soát sinh vật hại nhiều năm kinh nghiệm, tận tâm và có kinh nghiệm, tôi đã làm việc tại PESTKILL247 trong suốt hơn một thập kỷ. Được công ty, các viện, khoa, sở ngành chuyên môn đào tạo chuyên sâu về các phương pháp kiểm soát sinh vật hại và côn trùng hiệu quả và an toàn. Chắc chắn rằng bằng kinh nghiệm vốn có, tôi sẽ đem lại giải pháp tối ưu cho các khách hàng của công ty. Sự hiểu biết sâu rộng về hành vi và sinh học của các loại sinh vật gây hại và côn trùng giúp tôi đưa ra các phương pháp kiểm soát chính xác và hiệu quả.