Rắn cạp nia là rắn gì, chúng nguy hiểm ra sao ? | Pest Kill 247

Rắn cạp nia – có danh pháp hai phần là Bungarus candidus, là loài rắn có độc thuộc rắn Hổ, được tìm thấy nhiều ở Đông Nam Á và Ấn Độ. Đây cũng là thành viên góp mặt trong bộ Tứ Đại Rắn Độc Ấn Độ. Tại Việt Nam, chúng phân bố rộng từ Bắc vào Nam và được chia ra thành các chi khác nhau. Vậy, rắn cạp nia là rắn gì, có độc không ?

Trong bài viết này, Dịch vụ bắt rắnphòng chống rắn chuyên nghiệp Pest Kill 247 sẽ cung cấp cho bạn thêm các thông tin và kiến thức hữu ích về loài rắn độc nguy hiểm này !

rắn cạp nia
Rắn cạp nia – Pest Kill 247

Rắn cạp nia là con gì?

Rắn cạp nia là loài rắn thuộc họ rắn Hổ, có danh pháp khoa học hai phần là Bungarus Cadidus được tìm thấy chủ yếu tại các nước Đông Nam Á và Ấn Độ. Tại Việt Nam, chúng có các tên gọi khác như : Rắn hổ khoang, rắn vòng bạc. 

Rắn cạp nia có các đặc điểm nhận dạng như : có các khoanh màu đen, trắng xen kẽ nhau chạy dọc thân hình trụ của chúng. Có khoảng 19 đến 30 khoanh màu đen không vòng qua thân bụng và 7 đến 9 khoanh trên đuôi, các khoanh màu đen chỉ chạy trên nửa phần thân trên, phần dưới không không có khoanh màu đen nhưng có các vảy màu đen riêng lẻ thường phân bố trên các khoanh màu trắng nơi tiếp nối với phần bụng màu trắng. 

Giống như tất các các loài rắn thuộc họ Bungarus, rắn cạp nia có các vảy trơn nhẵn và phình rộng tại khu vực xương sống, đầu của loài này có màu đen xám, phần phía trên có những mảng vảy lớn hơn, phía trên hai bên miệng có màu sáng hơn.

Rắn cạp nia là loài rắn được biết đến và tìm thấy nhiều ở nước ta, chúng có môi trường sinh sống đa dạng từ vùng đồng bằng trung du, và cũng được tìm thấy trên các dãy núi có độ cao trên 1.500m. Chúng thường được tìm thấy gần con người, thường là những nơi có đồng ruộng, rừng thưa ẩm hoặc các gò đất. 

Ở nước ta, rắn cạp nia chia thành nhiều chi (nhánh) nhỏ khác nhau như : rắn cạp nia sông Hồng, Rắn cạp nia Bắc, rắn cạp nia Nam.

Đây là loài rắn có tập tính hoạt động về đêm, vì vậy ban ngày rất ít bắt gặp chúng. Thức ăn của rắn cạp nia thường là các loài rắn nhỏ khác, hoặc các loài gặm nhấm, ếch, nhái, cá. Cạp nia cũng là loài có khả năng đặc biệt có thể bơi và lặn dưới nước, chúng có thể lặn trong thời gian dài để tìm kiếm và săn bắt các loài thức ăn dưới nước.

Cạp nia cái thường sinh sản vào cao điểm mùa hạ hằng năm, khoảng tháng 6 đến tháng 7, mỗi lần chúng đẻ khoảng 6 đến 10 trứng. Con non khi nở ra có chiều dài cơ thể khoảng 27cm đến 29cm và đã có sẵn nọc độc gây chết người. 

Rắn hổ cườm

>>Xem thêm : Rắn cạp nong là rắn gì ?

Rắn cạp nia có độc không ?

Rắn cạp nia là loài rắn có độc cực mạnh và rất nguy hiểm. Thí nghiệm trên chuột cho thấy, liều lượng nọc độc gây chết của loài này là rất nhỏ, chỉ 0,1mg/kg. Nọc độc của rắn cạp nia thuộc loại nọc độc thần kinh, khi bị cắn sẽ tác động trực tiếp lên hệ thần kinh, ức chế các khả năng hoạt động của cơ thể, có tỷ lệ tử vong lên đến 50% ngay cả khi được truyền huyết thanh kháng nọc độc, 70% tử vong nếu không được truyền huyết thanh. Có thể nói đây là loài rắn độc nhất tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại.

Nguy hiểm hơn, chúng thường được tìm thấy tại các đồng ruộng hoặc khu vực gần con người sinh sống. Đôi khi bắt gặp rắn cạp nia vào nhà tìm nơi trú ẩn hoặc tìm kiếm thức ăn.

Tuy vậy, Rắn cạp nia là loài rắn hoạt động chủ yếu về đêm, thường bắt gặp ở các khu vực đồng ruộng hoặc các nơi có nước, có các loài rắn nước sinh sống. Chúng là loài khá nhút nhát với con người, nhưng sẽ tấn công nếu bị làm phiền, bị bất ngờ hoặc bị đe dọa. 

Dịch vụ bắt rắn chuyên nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh – Đội bắt rắn khẩn cấp hiệu quả cao.

Khi bị rắn cạp nia cắn phải làm sao ?

Cạp nia là loài rắn có nọc độc mạnh hơn rắn hổ mang ước tính khoảng 10 lần. Khi bị cắn, người bị cắn sẽ đau buốt tại vị trí cắn nhưng hết ngay tức thời, vì nọc độc phát huy tác dụng là tê ngay vị trí bị cắn, điều này rất nguy hiểm gây cho người bị cắn không để ý để nọc độc đi xa hơn, tại vị trí vết cắn rất ít khi để lại các dấu hai chấm tròn là hai răng độc của rắn cắn. Thời điểm mới bị cắn, vết thường không sưng, không phù nề, không hoại tử làm cho nạn nhân càng thêm chủ quan.

Các triệu chứng khi bị rắn cạp nia cắn

Trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 giờ sau khi bị cắn, nạn nhân sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng điển hình và bất thường từ nhẹ đến nặng như :

  • Xung quanh vết cắn xuất hiện các sưng tấy lan xung quanh.
  • Sụp mi mắt, triệu chứng như người buồn ngủ.
  • Giản đồng tử, không thấy phản xạ với ánh sáng.
  • Tê hoặc liệt các chi, không di chuyển được chân tay.
  • Ứ đọng đờm do đau rát cổ họng, khó nuốt nước bọt.
  • Khó nói chuyện, giao tiếp, khó thở, có thể dẫn đến suy hô hấp cấp.

Ngay khi bị cắn hoặc khi biết bị cạp nia cắn, nên ngay lập tức thực hiện các biện pháp sơ cứu hoặc đến các trung tâm y tế gần nhất để được trợ giúp. Như Pest Kill 247 đã nêu ở trên, tỷ lệ tử vong do nọc độc của loài cạp nia có thể lên đến 70%, không nên đợi đến khi có triệu chứng với bắt đầu thực hiện các biện pháp sơ cứu.

cạp nia

Sơ cứu khi bị rắn cạp nia cắn đúng cách

Đầu tiên : Xác định vị trí vết cắn và loài rắn.

Xác định vị trí vết cắn ở vị trí nào có thể giúp ích rất nhiều cho các bác sỹ khi điều trị. Vết cắn trong tình trang mới, chưa sưng tấy hoặc đã sưng, tại vị trí chi dưới hay trên cao cũng quyết định thời gian nọc độc đã di chuyển được bao xa trong cơ thể bạn.

Nếu có thể, hãy xác định con rắn cắn bạn, hoặc chụp hình, miêu tả cụ thể chi tiết loài rắn mà nạn nhân bị cắn sẽ giúp các bác sỹ lựa chọn đúng huyết thanh kháng nọc độc hiệu quả.

 

Bước 2: Cần kiểm soát tốt tinh thần.

Khi bị rắn cắn, cần giữ bình tĩnh để xác định cần làm gì tiếp theo. Nên  bình tĩnh, tìm các loại bỏ nguồn gây độc khỏi cơ thể mình, sau đó nới lỏng quần áo và thực hiện garo vết cắn. Nếu mất bình tĩnh, tim đập nhanh hơn sẽ đẩy máu độc có thể di chuyển đến các cơ quan nhanh hơn.

Bước 3: Xử lí vết rắn cạp nia cắn

Rửa vết cắn dưới vòi nước bằng xà phòng, sử dụng băng lạnh để chườm lên vết căn giúp đỡ sưng đau hơn.

Thực hiện băng ép cố định các chi bị cắn. Việc cố định chi hạn chế di chuyển giúp nọc độc di chuyển chậm hơn.

 

Bước 4: Đến trạm y tế gần nhất

Tìm cách di chuyển đến trung tâm y tế gần nhất để nhận được sự trợ giúp kịp thời. Trong khi di chuyển nên lưu ý nên để vị trí vết cắn thấp hơn tim.

Một số lưu ý khi sơ cứu người bị rắn cạp nia cắn

Để tránh làm cho nọc độc đi sâu hơn, vết thương trở nên trầm trọng, không được chích, hút, đâm, chọc, dùng miệng hút, bóp, nặn tại vị trí vết cắn. Nếu thực hiện không đúng cách sẽ làm nọc độc đi sâu hơn hoặc làm nghiêm trọng vết cắn.

- Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê. Các chất này gây ra hiện tượng tim đập nhanh hơn, máu độc sẽ đi sâu hơn.
- Khi garo, không nên garo quá chặt. Khi gara quá chặt làm máu không lưu thông được, gây ra các hoại tử ở các chi. 
- Không băng quá chặt tạo áp suất và gây bầm tím vết cắn.
- Không nên sử dụng các loại lá được truyền miệng có tác dụng giải độc rắn cạp nia.

Phòng tránh rắn cạp nia cắn

Rắn cạp nia là loài rắn rất nguy hiểm cho dù ban ngày hay ban đêm nếu bị cắn, thông thường chúng tấn công khi bị kích động, bắt ngờ hoặc đe dọa. Vì thế, không nên tìm kiếm hoặc cố tình bắt rắn cạp nia với bất cứ mục đích gì.

Cần trang bị bảo hộ như dày, ủng, quần áo bảo hộ, mũ khi đi rừng, làm việc trong các khu vực rậm rạp, nghi ngờ có rắn cạp nia trú ẩn. Khi đi đêm cần trang bị dày, ủng và đèn pin, chỉ đi ở nơi thấy rõ không có nguy hiểm.

Khi cư trú, cắm trại, hoặc ngủ qua đêm, không được chọn nơi chủng thấp, bụi rậm hoặc ven sát các mương, hồ nước. Các khu vực này thường là nơi trú ẩn của chúng. 
Phát quang cây xanh, bụi rậm, dọn dẹp sạch sẽ xung quanh nhà ở thường xuyên.

Hy vọng với bài viết này, Pest Kill 247 có thể mang đến cho bạn đọc thêm các kiến thức thú vị và cần thiết về loài rắn có nọc độc nguy hiểm bậc nhất tại Việt Nam.

5/5 - (1 bình chọn)

Giới thiệu về Pest Kill 247

Pest Kill 247 là thương hiệu thuộc Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Dịch Vụ Kỹ Thuật Hoàng Trang Việt Nam. Chúng tôi là công ty cung cấp dịch vụ vệ sinh chuyên nghiệp, dịch vụ chăm sóc cảnh quan, kiểm soát sinh vật hại và diệt côn trùng với hơn 10 năm kinh nghiệm tại Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

Với mạng lưới hệ thống rộng, đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và luôn sẵn sàng phục vụ. Pest Kill 247 chắc chắn sẽ là đơn vị cung cấp dịch vụ diệt côn trùng và kiểm soát sinh vật hại chuyên nghiệp và là đối tác tin cậy của mọi khách hàng.

Trụ sở chính : 128 Nguyễn Duy Trinh, phường Bình Trưng Tây, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

  • Văn phòng đại diện : số 3A đường 16, Khu dân cư Khang Điền, phường Phước Long B, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
  • Hotline : 0902 972 860
  • CSKH : 0944 544 442
  • Kinh Doanh : 0814 444 244
  • Email : Pestkill247@gmail.com
  • Zalo : 0902 972 860
  • Số Đăng Ký : 0316 463 011

Nơi đăng ký : Sở KH - ĐT TP HCM

DMCA.com Protection Status

Lấy Code

Phương thức thanh toán

$ Thông tin chuyển khoản:
 
 Tên tài khoản: Phùng Thị Thu Trang
 Số tài khoản: 988 8888 8888 3
 
 Ngân hàng Techcombank
 
# Ngoài ra còn có hình thức:
 
• Thanh toán qua máy POS ( tại trụ sở công ty )
0902972860