Nếu được trang bị đầy đủ kiến thức, chúng ta sẽ có thể bình tình để xử lý tình huống khi bị rắn cắn cho bản thân và mọi người xung quanh. Giúp chúng ta hạn chế rủi ro và nguy hiểm cho bản thân. Dưới đây là bài viết chia sẻ về cách sơ cứu khi bị rắn cắn của chúng tôi.
Là một trong những loài động vật có độc nguy hiểm nhất hành tinh. Rắn có môi trường sống gần và thường xuyên chạm mặt với con người. Chúng thường gây nguy hiểm cho con người bằng cách tấn công bất ngờ và tiêm nọc độc vào dưới da. Nọc độc của rắn có nhiều loại, tùy thuộc vào mức độ độc mà có những tác hại khác nhau với sức khỏe của người hoặc động vật bị rắn tấn công.
Tuy vậy, nếu chúng ta trang bị đầy đủ kiến thức về việc rắn cắn, sẽ phần nào hạn chế tác động và rủi ro cho bản thân và gia đình.
Cùng Pest Kill 247 tìm hiểu vì sao rắn vào nhà và cách sơ cứu khẩn cấp khi bị rắn cắn.
Vì sao rắn vào nhà
Rắn có thể vào nhà vì nhiều lý do, như đi tìm kiếm thức ăn là các con mồi chẳng hạn như động vật gặm nhấm hoặc chim.
Các loại động vật gặm nhấm như chuột, sóc là thức ăn ưa thích của rắn. Các loài này thường có môi trường sống gần gũi với con người. Chim và dơi cũng là thức ăn ưa thích của rắn và chúng cũng sinh sống xung quanh chúng ta.
Tìm kiếm nơi trú ẩn vì thời tiết khắc nghiệt hoặc trốn các loài săn mồi khác.
Khi bị đe dọa bởi các loài săn mồi khác hoặc thời tiết khắc nghiệt chẳng hạn thiên tai, bão lũ. Rắn sẽ chủ động tìm kiếm nơi ở khác.
Rắn có làn da siêu nhạy cảm và chúng có thể dự đoán trước tình hình thời tiết. Vì vậy rắn sẽ chủ động tìm kiếm nơi an toàn, có thể là nhà chúng ta.
Tìm kiếm hơi ấm từ một nguồn nhiệt, chẳng hạn như bậu cửa sổ đầy nắng hoặc một đường ống ấm áp.
Rắn là loài động vật máu lạnh hằng nhiệt. Vì thế chúng không thể tự điều tiết nhiệt độ cho cơ thể mà phải phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Thông thường vào mùa đông rắn sẽ đi ngủ đông khi nhiệt độ dưới 7 độ C. Nhiều con chưa tích lũy đủ lượng mỡ dự trữ cho mùa đông nên chúng tiếp tục hoạt động. Vì vậy rắn cần nơi ấm áp để cung cấp nhiệt lượng cho cơ thể. Những nơi ấm áp cũng thường xuất hiện các con mồi của rắn.
Vào mùa xuân, rắn thường xuyên tắm nắm để làm cứng lớp vảy bảo vệ và loại bỏ ký sinh trùng. Vì vậy nơi cao ráo như bậu cửa sổ cũng là nơi ưa thích của chúng.
Theo bản năng của chúng để khám phá môi trường mới hoặc di cư đến môi trường sống mới.
Rắn là loài có sở thích khám phá. Vì thế lúc rảnh rỗi chúng hay đi tìm kiếm điều mới lạ xung quanh môi trường sống của chúng. Hoặc cũng có thể nhà chúng ta nằm trên đường mà chúng cần đi qua để chuyển đến môi trường sống mới.
Vô tình đi vào qua cửa ra vào hoặc cửa sổ đang mở, hoặc qua các kẽ hở hoặc vết nứt trong tòa nhà.
Điều này rất có thể xảy ra và thường gây nguy hiểm cho những người chạm chán với chúng.
Khi bị rắn cắn phải làm gì?
Nếu bị rắn cắn, trước tiên phải bình tĩnh. Việc này giúp chúng ta có thể xác định đúng việc cần làm. Mất bình tĩnh khiến tim đập nhanh và có thể đưa độc tố đi xa hơn.
Sau đó hãy làm theo các bước sau ngay lập tức:
Gọi trợ giúp y tế khẩn cấp: Gọi tới cơ sở y tế gần bạn nhất. Hãy vào google Maps và tìm kiếm từ khóa ” trạm y tế” nếu bạn chưa có số của trung tâm y tế gần nhất.
Giữ bình tĩnh và tĩnh lặng: Cố gắng không di chuyển vị trí bị rắn cắn sẽ giúp nọc độc ít đi xa hơn. Hãy giữ vị trí vết cắn bằng hoặc thấp hơn tim để nọc độc có thể di chuyển chậm nhất đến tim.
Cởi bỏ đồ trang sức hoặc quần áo bó sát: Trong trường hợp vết cắn gây sưng tấy, hãy cởi bỏ bất cứ thứ gì có thể cản trở lưu lượng máu.
Làm sạch vết cắn: Rửa vết cắn bằng xà phòng và nước.
Băng ép: Quấn băng vừa khít quanh vết cắn và cố định chi.
Theo dõi các triệu chứng: Theo dõi các dấu hiệu của phản ứng dị ứng hoặc đau, đỏ và sưng ngày càng tăng.
Điều quan trọng nhất là phải tìm cách đến được cơ sở y tế càng sớm càng tốt, vì rắn cắn có thể nguy hiểm và thậm chí gây tử vong.
Sau khi tự sơ cứu và nhận được sự trợ giúp y tế hãy liên hệ với dịch vụ bắt rắn chuyên nghiệp Pest Kill 247 để được hỗ trợ loại bỏ rắn ra khỏi khu vực sinh sống của bạn.
Chúng tôi là đơn vị cung cấp dịch vụ bắt rắn chuyên nghiêp hàng đầu và tiên phong. Là đơn vị duy nhất cung cấp dịch vụ bắt rắn khẩn cấp, hotline phục vụ 24/24.
Khi cần trợ giúp hãy liên hệ với dịch vụ bắt rắn của chúng tôi.
Trên đây là bài viết hướng dẫn cách sơ cứu khi bị rắn cắn của Pest Kill 247, hy vọng nó hữu ích đối với mọi người.
Tên: Nguyễn Thanh Hòa
Vị trí: Chuyên gia Kiểm soát sinh vật hại
Kinh nghiệm: Hơn 10 năm trong ngành kiểm soát sinh vật hại và diệt côn trùng của công ty PESTKILL247
Giới thiệu: Trong vai trò là một chuyên gia kiểm soát sinh vật hại nhiều năm kinh nghiệm, tận tâm và có kinh nghiệm, tôi đã làm việc tại PESTKILL247 trong suốt hơn một thập kỷ. Được công ty, các viện, khoa, sở ngành chuyên môn đào tạo chuyên sâu về các phương pháp kiểm soát sinh vật hại và côn trùng hiệu quả và an toàn. Chắc chắn rằng bằng kinh nghiệm vốn có, tôi sẽ đem lại giải pháp tối ưu cho các khách hàng của công ty. Sự hiểu biết sâu rộng về hành vi và sinh học của các loại sinh vật gây hại và côn trùng giúp tôi đưa ra các phương pháp kiểm soát chính xác và hiệu quả.