Ong là loài côn trùng quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày và đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, đặc biệt trong việc thụ phấn cho cây trồng. Tuy nhiên, khi ong xuất hiện quá gần khu vực sinh sống của con người, chúng có thể gây ra sự bất tiện, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng của người bị đốt. Vì vậy việc nắm bắt được việc “Ong sợ gì nhất” không chỉ giúp bạn hiểu tường tận về loài ong mà còn giúp bạn phòng chống, đuổi ong một cách hiệu quả mà không gây hại cho chúng.
Ong sợ gì nhất?
Ong sợ mùi mạnh
Ong rất nhạy cảm với các mùi hương, đặc biệt là những mùi mạnh. Những mùi này có thể gây khó chịu cho ong và khiến chúng tránh xa khu vực có mùi. Đây là một trong những cách đơn giản và tự nhiên nhất để đuổi ong ra khỏi nhà hoặc khu vực sinh hoạt.
- Mùi từ các loại tinh dầu mạnh: Như tinh dầu bạc hà, tinh dầu sả, hay tinh dầu quế. Những mùi này thường được sử dụng để xua đuổi côn trùng, bao gồm cả ong.
- Mùi cay nồng: Như mùi từ tỏi, hành, hoặc ớt.
Ong sợ khói
Khói là một trong những nỗi sợ lớn nhất của ong. Khi cảm nhận được khói, ong sẽ nghĩ rằng có nguy cơ cháy tổ và nhanh chóng rời đi để bảo toàn đàn. Đây là lý do tại sao người nuôi ong thường dùng khói để kiểm soát hoặc đuổi ong khi lấy mật.
Lý do khiến ong sợ khói:
- Phản ứng sinh tồn: Khi cảm nhận được khói, ong nghĩ rằng có nguy hiểm, nên chúng tập trung bảo vệ tổ và chuẩn bị sơ tán thay vì tấn công.
- Cản trở giao tiếp: Ong giao tiếp với nhau bằng pheromone, một chất được coi là “tín hiệu hoá học” giữa các cá thể ong trong bầy. Khói làm gián đoạn tín hiệu này, khiến ong không thể phát tín hiệu báo động để tổ chức tấn công.
- Làm ong ít hoạt động: Khi tiếp xúc với khói, ong có xu hướng chui sâu vào tổ và tập trung vào việc tiêu thụ mật (như một phản xạ chuẩn bị di cư), khiến chúng ít di chuyển và ít tấn công hơn.
Ong sợ sự thay đổi nhiệt độ, môi trường
Ong rất nhạy cảm với sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ hoặc môi trường. Chúng thường tránh xa những khu vực quá lạnh hoặc quá nóng. Việc tạo ra sự thay đổi nhiệt độ trong khu vực cần đuổi ong có thể khiến chúng cảm thấy không an toàn và tự động rời đi.
Nhiệt độ lạnh:
- Ong cần duy trì nhiệt độ tổ từ 32-35°C để bảo vệ ấu trùng và hoạt động bình thường. Khi trời quá lạnh (dưới 10°C), ong giảm hoạt động, thậm chí chết nếu không thể duy trì đủ nhiệt trong tổ.
- Trong mùa đông, ong tập trung thành “quả cầu ong” để giữ nhiệt bằng cách rung cánh.
Nhiệt độ quá cao:
- Nếu tổ bị quá nóng (trên 40°C), ong sẽ căng thẳng, giảm hiệu suất làm việc, và có thể rời tổ để tìm nơi khác mát mẻ hơn.
- Ong thường sử dụng cách bay quạt gió hoặc mang nước về tổ để làm mát.
Ong cũng sợ sự thay đổi của môi trường: Khi môi trường sống bị phá huỷ, ô nhiễm (như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ hay hoá chất) điều này dễ khiến ong bị căng thẳng, giảm số lượng và có thể dẫn tới sụp đổ đàn ong. Việc tổ bị di dời, rung lắc cũng dễ khiến đàn ong hoảng sợ và có xu hướng tấn công để bảo vệ tổ.
Ong sợ cảm giác bị đe dọa, xâm hại tổ
Tổ ong là nơi ong cảm thấy an toàn nhất. Khi có cảm giác bị đe dọa hoặc tổ bị xâm phạm, ong sẽ phản ứng mạnh, thậm chí tấn công để bảo vệ tổ. Tuy nhiên, bạn có thể tận dụng nỗi sợ này để làm chúng rời khỏi tổ bằng cách sử dụng các biện pháp gián tiếp như tạo tiếng động lớn hoặc rung lắc nhẹ khu vực gần tổ.
Lưu ý, khi áp dụng hình thức này bạn cần chuẩn bị đồ bảo hộ thật tốt để tránh bị ong đốt.
Cách tận dụng “nỗi sợ” để đuổi ong
Việc nắm bắt được nỗi sợ của ong là “cách đuổi ong hữu hiệu” bạn có thể áp dụng mà không gây nguy hại tới đàn ong.
- Sử dụng mùi mạnh: Bạn có thể pha loãng tinh dầu với nước và xịt xung quanh khu vực ong thường xuất hiện. Cách này không chỉ an toàn mà còn hiệu quả trong việc đuổi ong.
- Đốt khói: Đốt một ít giấy hoặc gỗ khô để tạo khói gần tổ ong. Hãy thực hiện điều này một cách cẩn thận để tránh gây cháy lan hoặc làm tổn hại đến môi trường sống.
- Thay đổi nhiệt độ: Bạn có thể dùng quạt để tạo luồng gió mạnh, đặt lò đốt hoặc đặt đá lạnh gần tổ ong. Sự thay đổi nhiệt độ này sẽ khiến ong rời đi.
- Tạo cảm giác “bất an”: Tạo âm thanh lớn hoặc rung nhẹ khu vực gần tổ để ong cảm nhận được nguy cơ bị đe doạ. Lưu ý không nên trực tiếp tấn công tổ ong vì điều này có thể kích động chúng tấn công ngược lại.
Trên đây là những thông tin về “nỗi sợ của ong”, hy vọng với các mẹo trên, bạn có thể dễ dàng đuổi ong ra khỏi khu vực mình mong muốn mà không cần dùng đến các biện pháp hóa học hay làm hại đến chúng.
Bên cạnh các biện pháp đuổi ong tự nhiên, bạn cũng có thể tham khảo các cách hữu hiệu hơn:
Tên: Nguyễn Thanh Hòa
Vị trí: Chuyên gia Kiểm soát sinh vật hại
Kinh nghiệm: Hơn 10 năm trong ngành kiểm soát sinh vật hại và diệt côn trùng của công ty PESTKILL247
Giới thiệu: Trong vai trò là một chuyên gia kiểm soát sinh vật hại nhiều năm kinh nghiệm, tận tâm và có kinh nghiệm, tôi đã làm việc tại PESTKILL247 trong suốt hơn một thập kỷ. Được công ty, các viện, khoa, sở ngành chuyên môn đào tạo chuyên sâu về các phương pháp kiểm soát sinh vật hại và côn trùng hiệu quả và an toàn. Chắc chắn rằng bằng kinh nghiệm vốn có, tôi sẽ đem lại giải pháp tối ưu cho các khách hàng của công ty. Sự hiểu biết sâu rộng về hành vi và sinh học của các loại sinh vật gây hại và côn trùng giúp tôi đưa ra các phương pháp kiểm soát chính xác và hiệu quả.