Việt Nam được biết đến là trong những đất nước có độ che phủ rừng và đa dạng sinh học cao trên thế giới, với khí hậu mát mẻ, ôn hòa. Cũng là nơi trú ngụ của nhiều loài sinh vật khác vật khác nhau, trong đó có hơn 200 loài rắn, một số trong đó là các loài rắn rất đặc biệt là các loài rắn có sừng trú ngụ, chỉ được tìm thấy tại nước ta.
Trong bài viết này, Dịch vụ bắt rắn chuyên nghiệp Pest Kill 247 sẽ giới thiệu với các bạn về các loài rắn có sừng đặc biệt. Có loài rất hiếm và không tìm thấy nhiều, hãy cùng tìm hiểu nhé !
Việt Nam có mấy loại rắn mọc sừng trên đầu ?
Tại Việt Nam, đất nước hùng vĩ với sự đa dạng về địa hình và môi trường tự nhiên, có một loạt các loài rắn có sừng trú ngụ. Điều này làm cho Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có sự đa dạng sinh học phong phú về loài rắn này. Từ những khu rừng rậm bí ẩn đến các vùng núi cao và thậm chí là những vùng đồng cỏ mênh mông, đất nước ta là môi trường lý tưởng cho sự sống của các loài rắn có sừng.
Trong đó tiêu biểu có thể kể đến là các loài như : Thanh Xà Kỳ Lân (Gonyosoma bourlengeri), Rắn Lục Mũi Hếch (Deinagkistrodon acutus) và Rắn Lục Sừng (Trimeresurus cornutus). Trong số các loài rắn có sừng này, loài Trimeresurus cornutus ( rắn lục sừng) là hiếm có khó tìm nhất, tới hiện nay chỉ mới phát hiện 2 mẫu vật do các nhà tự nhiên học nước ngoài tìm thấy.
Để chi tiết hơn, hãy cùng Pest Kill 247 tìm hiểu kỹ về các loài này.
Loài rắn kỳ lạ có sừng trên đầu – Rắn lục sừng
Rắn lục sừng có tên khoa học là Trimeresurus cornutus là một loài rắn họ pitviper độc được tìm thấy ở Việt Nam. Họ Pitviper là phân họ rắn hang có độc cực mạnh mà trong bài viết trước chúng tôi đã nêu lên, điển hình là con Nưa.
>> Xem thêm : Con Nưa là con gì ?
Đây là một loài rắn nhỏ, có đầu hình tam giác phân biệt rõ với cổ. Mặt phía trên đầu phủ vảy nhỏ, các vảy trên mắt và phát triển thành cái sừng, có hõm trên má. Mặt trên lưng có 2 dãy vết sẫm lớn, các vết này thường nối với nhau thành vạch ngang, mặt của bụng màu trắng có những vết chấm nâu.
Đây là loài rắn rất hiếm gặp, chỉ được tìm thấy tại nước ta. Trước đây, rắn lục sừng được biết đến từ hai tiêu bản, nhưng gần đây loài này được tìm thấy lại tại Việt Nam. Loài được tìm thấy lại không có các đặc điểm mới để công nhận là loài mới xuất hiện. Rắn lục sừng có đầu hình tam giác phân biệt rõ với cổ, mặt trên đầu phủ vảy nhỏ, có vảy trên mắt phát triển thành cái sừng trên mắt. Kích thước trung bình cơ thể của loài này là khoảng 50 cm.
Chúng tìm thấy tại vườn quốc gia Bạch Mã và Miền Bắc nước ta, xuất hiện trong các rừng mưa có cao độ thấp. Các các tỉnh Lào Cai, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, rắn lục sừng được tìm thấy xuất hiện trong các khu rừng có độ cao lớn hơn.
Rắn lục sừng là loài săn mồi về đêm.
Rắn lục sừng có độc không ?
Rắn lục sừng là loài có giá trị thẩm mỹ và khoa học. Chúng là loài được săn bắt vì ngoài hình đẹp mắt, độc lạ nhưng đây là loài rắn có độc.
Vì rất hiếm được tìm thấy và các báo cáo cũng rất hạn chế nên Pest Kill 247 chưa thể đánh giá về mức độ nghiêm trọng trong nọc độc của loài này đến sức khỏe con người. Chúng tôi sẽ cố gắng thu thập thông tin, phân tích và mang cách dẫn chứng có giá trị đến với bạn đọc trong thời gian tới.
Rắn lục sừng là loài có tên nằm trong sách đỏ Việt Nam, cấm buôn bán, nuôi nhốt dưới mọi hình thức.
Thanh xà kỳ lân
Rắn Thanh xà kỳ lân là tên của một loài rắn xanh thuộc họ rắn nước không có độc, có tên khoa học là Gonyosoma bourlengeri. Chúng được tìm thấy tại Miền Bắc Việt Nam, nhưng cũng được tìm thấy tại các tỉnh Nam Trung Bộ. Thanh xà Kỳ lân có gọi khác là rắn voi, rắn vòi voi hay rắn rắn vòi, tùy thuộc vào mỗi địa phương. Nhưng các tên gọi này đều dựa trên đặc điểm kì lại trên đầu chúng nhìn như một chiếc sừng hay chiếc vòi của con voi.
Loài rắn này có chiều dài trung bình cơ thể từ 1m – 1,5m. Lúc mới nở, rắn Thanh Xà Kỳ Lân có màu xám và chiếc sừng trên đầu, nhưng đến khi trưởng thành chúng dần chuyển sang màu xanh nõn chuối. Mặt lưng có màu đậm hơn.
Điểm đặc biệt của rắn Thanh Xà Kỳ Lân là chiếc sừng trên mũi chúng có tác dụng để dẫn dụ con mồi. Khi ở trên cây, chiếc sừng này đóng vai trò như một con sâu để dụ chim tới ăn.
Thức ăn của loài rắn này chủ yếu là cóc, ếch, nhái, chuột và các loài chim nhỏ.
Tuy với hình thù nhìn đáng sợ nhưng đây là loài rắn không có độc và được săn bắt rất nhiều với mục đích nuôi nhốt.
Pest Kill 247 khuyến cáo, nếu bạn đang giữ loài rắn này thì nên tìm cách thả chúng về rừng. Rắn là loài khó thuần hóa, ngược lại chúng còn kéo theo các mối đe dọa khác như : Mùi của chúng sẽ lôi cuốn một số loài rắn độc đến săn mồi hoặc các loại ký sinh trên rắn nguy hiểm.
Rắn lục mũi hếch
Rắn lục mũi hếch, còn được gọi là “Rắn Hundred – pace” hay rắn 100 bước, là một loài rắn độc thuộc họ Rắn lục (Viperidae). Loài rắn này nổi tiếng với vẻ đẹp hoang dã và tính độc nguy hiểm. Tên gọi “Hundred-pace” đã được đặt theo một câu chuyện truyền thuyết, cho rằng nạn nhân bị cắn bởi loài rắn này chỉ có thể đi được một trăm bước trước khi chết.
Rắn lục mũi hếch có phạm vi phân bố chủ yếu tại khu vực Đông và Đông Nam Á, bao gồm Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Lào và miền nam Trung Quốc. Chúng thường sống trong các khu rừng nhiệt đới, rừng mưa và vùng đồng cỏ, nơi chúng tìm kiếm mồi và xây dựng nơi ẩn náu.
Điểm nổi bật về diện mạo của rắn lục mũi hếch là màu sắc đa dạng. Chúng có thể có da màu nâu đậm, màu nâu xám hoặc màu xanh lá cây tùy vào khu vực và môi trường sống. Thân của rắn được có những vằn sọc tối hoặc mờ tùy thuộc vào màu sắc tổng thể. Một điểm đặc biệt là chúng có một vằn dọc màu vàng hoặc nâu phía sau mắt, tạo nên một sự tương phản nổi bật trên cơ thể, cùng với chiếc mũi hướng lên trên tạo nên tên của loài này.
Rắn lục mũi hếch có độc không ?
Rắn lục mũi hếch là một loài rắn độc, nọc độc của chúng chứa nhiều loại enzym và hợp chất độc hại có khả năng gây tổn thương cho con người. Khi rắn này cắn vào con người, nọc độc của nó có thể gây ra các triệu chứng và tác động nghiêm trọng.
>> Xem thêm : Rắn lục mũi hếch
Dịch vụ bắt rắn chuyên nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh – Đội bắt rắn khẩn cấp hiệu quả cao.
Pest Kill 247 hy vọng với bài viết này của chúng tôi có thể mang đến thêm cho bạn các kiến thức đa dạng và thú vị hơn về các loài rắn ở đất nước ta.
Tên: Nguyễn Thanh Hòa
Vị trí: Chuyên gia Kiểm soát sinh vật hại
Kinh nghiệm: Hơn 10 năm trong ngành kiểm soát sinh vật hại và diệt côn trùng của công ty PESTKILL247
Giới thiệu: Trong vai trò là một chuyên gia kiểm soát sinh vật hại nhiều năm kinh nghiệm, tận tâm và có kinh nghiệm, tôi đã làm việc tại PESTKILL247 trong suốt hơn một thập kỷ. Được công ty, các viện, khoa, sở ngành chuyên môn đào tạo chuyên sâu về các phương pháp kiểm soát sinh vật hại và côn trùng hiệu quả và an toàn. Chắc chắn rằng bằng kinh nghiệm vốn có, tôi sẽ đem lại giải pháp tối ưu cho các khách hàng của công ty. Sự hiểu biết sâu rộng về hành vi và sinh học của các loại sinh vật gây hại và côn trùng giúp tôi đưa ra các phương pháp kiểm soát chính xác và hiệu quả.