” Nuôi Ong tay áo – Nhờ cáo trông nhà” là câu thành ngữ mà Pest Kill 247 tin rằng ai cũng từng đã nghe tên ít nhất một lần trong đời thông qua sách vở hay các câu chuyện truyền miệng. Nhưng ong tay áo là con gì ?, có thể nuôi được hay không?
Hôm nay, Pest Kill 247 – đơn vị chuyên dịch vụ diệt ong với nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp có thêm kiến thức về một loài ong rất quen thuộc nhưng ít được để ý. Cùng tìm hiểu với chúng tôi nhé !
Ong tay áo là con gì ?
Ong tay áo là một loài ong tò vò ăn thịt, có tính tập tính xã hội cao. Tên khoa học là Polistes Apachus hay còn được gọi là ong Apache. Thường được tìm thấy trong các vườn cây ăn trái nhưng cũng được tìm thấy ở các khu đô thị. Chúng có khả năng sử dụng một loại vật liệu mỏng như giấy nên cũng được gọi bằng tên Ong tò vò giấy
Polistes apachus được biết đến với tên gọi Ong tò vò Apache, hay được gọi là ong tay áo, là một phần quan trọng của hệ sinh thái ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Loài này thuộc về họ Vespidae, chúng là một trong những loài ong tò vò xã hội phổ biến.
Ong tay áo thường xuất hiện ở các khu vực núi, rừng, và các vùng hoang dã ở Việt Nam nhưng cũng được tìm thấy nhiều ở các khu đô thị lớn. Chúng có màu sắc và hình dáng đặc trưng thường xuất hiện trên cơ thể như : đen vàng, đen đỏ, đỏ vàng tạo thành các vằn loang lỗ hoặc các khoanh màu dưới cánh. Kích thước của ong tay áo thường trung bình và thay đổi tùy theo cá thể, nhưng đều có cấu trúc cơ thể tổng quan giống nhau.
Hình dáng ong tay áo
Hình dáng và Kích thước: chúng có có kích thước trung bình so với các loài ong tò vò khác. Cơ thể của chúng có hình dáng thon dài và mảnh mai chia thành 3 phần rõ rệt là đầu, ngực, bụng. Đầu của chúng có mắt lớn và chiếc vòi ong đặc trưng, một cặp râu như anten và hàm răng sắc nhọn để săn mồi. Cánh của ong Apache thường mảnh và trong suốt, và chúng có màu đen và đỏ thường thấy trên cơ thể, với các mẫu màu đặc trưng.
Màu sắc: Màu sắc chính của loài này là đen, vàng và đỏ. Cơ thể chúng thường có màu nền màu đen và các màu như đỏ, vàng hoặc cam trên bụng và vùng lưng. Sự kết hợp này tạo nên một diện mạo sặc sỡ và dễ nhận biết.
Vì sao nói ong tay áo là loài ong tò vò xã hội
Ong tay áo là một loài ong xã hội, tức là chúng sống trong các tổ đàn có một con chúa và các ong lính như tính xã hội của các loài ong mật, kiến hoặc mối. Đây là điểm khác biệt rõ rệt của loài ong này với các loài tò vò khác. Tổ của chúng được xây dựng từ chất liệu mỏng như giấy mà chúng tạo ra từ gỗ, ong chúa chịu trách nhiệm đẻ trứng và quản lý tổ, trong khi ong lính tập trung vào việc tìm thức ăn và chăm sóc con non.
Đây là loài ăn tạp, chúng có thể ăn trái cây, thịt, hoặc các loài côn trùng nhỏ. Chúng đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, giúp kiểm soát số lượng côn trùng và giúp thụ phấn cho hoa.
Ong tay áo có độc không ?
Đây là loài ong có khả năng chích nhiều lần với lượng độc tố tương đối cao. Khi cảm thấy bị đe dọa hoặc khó chịu, bầy ong sẽ phát động tấn công, vết chích của ong tay áo có thể gây đau đớn nhiều ngày kèm theo các triệu chứng khác như sưng to, đôi khi có thể là sốt hoặc phản ứng phản vệ.
Theo các bác sĩ, nọc của loài ongtò vò rất độc và nguy hiểm, có thể gây ra tình trạng sốc phản vệ, tan máu, vỡ hồng cầu, rối loạn đông máu, tổn thương cơ, tổn thương thận nặng… Nếu không xử trí kịp thời, nạn nhân rất dễ nguy hiểm đến tính mạng.
Trường hợp bị ong đốt 1-2 vết, có thể bình tĩnh sơ cứu và lấy nọc độc bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp gắp từng vòi chích của ong ra (đối với loại ong để lại kim trên da sau khi chích người). Nạn nhân theo dõi sức khỏe tại nhà, khi có những dấu hiệu bất thường cần tới bệnh viện, tránh biến chứng nguy hiểm.
Trường hợp bị ong vò vẽ đốt 5-10 nốt trở lên, hoặc chỉ vài nốt nhưng có dấu hiệu nặng như sưng đau, cảm giác khó chịu, mệt mỏi, hay bị đốt ở đầu, mặt cổ… nạn nhân nên vào bệnh viện càng sớm càng tốt để cấp cứu kịp thời.
Ong tay áo có nuôi được không ?
Câu thành ngữ ” Nuôi ong tay áo – Nhờ cáo trông nhà “ có ý nghĩa Nhằm chỉ việc giúp đỡ, tạo điều kiện cho người xấu phản chủ, rắp tâm hãm hại người trong gia đình. Câu thành ngữ là lời cảnh báo, nhắc nhở chúng ta cần cẩn trọng trước người ngoài, đừng vì lòng thương mà sẵn sàng giúp đỡ người khác để bị họ lợi dụng, hãm hại.
Ong tay áo là loài ong tò vò có độc có tính xã hội cao và nguy hiểm, vì thế không nên hoặc cố tình tìm các bắt, nuôi hay khai thác loài ong này.
Hy vọng, với những kiến thức hữu ích về loài ong tò vò này, có thể giúp bạn đọc có thể trang bị thêm kiến thức để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi loài sinh vật này. Khi phát hiện có sự xuất hiện của ong tay áo trong nhà hoặc khả năng gây nguy hiểm. Hãy liên hệ với Dịch vụ bắt ong của Pest Kill 247 để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.
Tìm hiểu thêm các loài ong khác:
Tên: Nguyễn Thanh Hòa
Vị trí: Chuyên gia Kiểm soát sinh vật hại
Kinh nghiệm: Hơn 10 năm trong ngành kiểm soát sinh vật hại và diệt côn trùng của công ty PESTKILL247
Giới thiệu: Trong vai trò là một chuyên gia kiểm soát sinh vật hại nhiều năm kinh nghiệm, tận tâm và có kinh nghiệm, tôi đã làm việc tại PESTKILL247 trong suốt hơn một thập kỷ. Được công ty, các viện, khoa, sở ngành chuyên môn đào tạo chuyên sâu về các phương pháp kiểm soát sinh vật hại và côn trùng hiệu quả và an toàn. Chắc chắn rằng bằng kinh nghiệm vốn có, tôi sẽ đem lại giải pháp tối ưu cho các khách hàng của công ty. Sự hiểu biết sâu rộng về hành vi và sinh học của các loại sinh vật gây hại và côn trùng giúp tôi đưa ra các phương pháp kiểm soát chính xác và hiệu quả.